Cho Mỹ thuê đảo Trường Sa Lớn, tại sao không?

Nguyễn Hữu Quý

Lấy hiện tại để đánh giá sai lầm của quá khứ ở thời điểm này có thể chưa phù hợp cho lắm; tuy nhiên, nếu không dám mạnh dạn nhìn ra từ những sai lầm của quá khứ thì có khi lại mắc phải sai lầm còn lớn hơn, lịch sử Việt Nam không thiếu những giai đoạn sai lầm như thế.

Chẳng nói đâu xa, mới chỉ khoảng trên dưới nửa đời người thôi, tức là từ năm 1974 đến nay, toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung cộng, và nay Quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ cùng chung số phận. Cùng với nó là hơn 80% diện tích Biển Đông có thể sẽ rơi vào tay người phương Bắc, không gian sinh tồn của người Việt bị mất đi, đồng nghĩa với nó là dân tộc Việt sẽ dần bị Hán hóa và đi đến mất nước, mặc dù đã hơn 4000 năm tổ tiên ta đã chống chọi rất ngoan cường.

Cứ theo lối suy diễn từ những hiện tượng: giao rừng giáp biên giới cho Trung cộng thuê 50 năm, đưa Trung cộng vào khai thác bô xít tại Tây Nguyên, Trung cộng trúng thầu đến 80% các công trình trọng điểm quốc gia và có mặt suốt dọc chiều dài đất nước từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, Lạng Sơn…, đặc biệt người Tàu đang làm chủ dải đất miền Trung vốn rất nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, như nuôi cá lồng ở Vũng Rô (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa), mua đến cả trăm ha đất ở Bình Thuận, v.v. thì có thể nói, chưa có khi nào nguy cơ mất nước lại như trong thời điểm hiện tại.

Trước những hành động hung hăng, táo tợn, mang tính xâm lược của Trung cộng đối với Biển Đông, kể từ hôm 21/6/2012, khi Quốc hội Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM, như cảnh báo người Việt Nam rằng, rất có thể sẽ có máu đổ ngoài Biển Đông, và nếu chủ quan tin vào “láng giềng hữu nghị”, thì cũng rất có thể một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ rơi vào tay Trung cộng trong thời gian ngắn tới đây.

Ngày 23/6/2012, khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, và đặc biệt, ngày 12/7/2012 vừa qua, Trung cộng đưa 30 tàu cá, tổ chức thành 2 biên đội với 6 tổ đồng loạt tiến ra khu vực quần đảo Trường Sa để gọi là “đánh bắt cá”, thì thực sự đây đã là cuộc chiến tranh xâm lược thật rồi.

Hành động Trung cộng đưa tàu xuống Trường Sa hôm nay có khác gì với việc nhà Nam Hán (năm 938), nhà Tống (981) và nhà Nguyên (1288) đưa quân vào xâm lược nước ta từ cửa sông Bạch Đằng năm xưa?

Rõ ràng, đây là cuộc chiến tranh xâm lược của thế kỷ 21, có khác chăng là Trung cộng chưa dùng đến súng đạn mà thôi!

Tiếc thay, nếu như nguy cơ mất nước đến từ sức mạnh và sự hũng hãn của Trung cộng là một trong các yếu tố quan trọng, thì sự khác biệt giữa nhận thức và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam (“đã có Đảng và Nhà nước lo”, hoặc “giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển” v.v… ) với đa số nhân dân Việt Nam như trong thời gian qua, thực sự mới là nguy cơ chính để rồi rất có thể Việt Nam để mất Trường Sa vào tay Trung cộng!

Chẳng hạn, Trung cộng đang rất vui mừng như cách phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội hôm 13/7 vừa rồi (?!).

Trước tình hình đó, để giữ vững chủ quyền ngoài Biển Đông, nên chăng cho Mỹ thuê hòn đảo Trường Sa Lớn?

clip_image002

Vị trí đảo Trường Sa Lớn (8°38'30"N;111°55'55"E) trên Biển Đông

Có thể có nhiều người không đồng ý với quan điểm trên, nhưng tại sao ta lại không nghĩ đến phương án này, trong điều kiện cụ thể hiện nay?

Với vị trí rất đắc địa, nằm giữa Việt Nam và Philippines và án ngữ trên tuyến hải trình từ eo biển Malaca đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… rất có thể Mỹ đang rất cần cho phương án này.

Vấn đề được đặt ra là:

- Lãnh đạo Việt Nam có dám thay đổi tư duy để cho Mỹ thuê trong khoảng 50 năm, với điều kiện vừa phục vụ lợi ích quân sự của Mỹ, góp phần ổn định và hòa bình trên Biển Đông, đồng thời kết hợp với việc cứu hộ cứu nạn cho ngư dân (Việt Nam và các nước khác).

- Mỹ có đồng ý với phương án đề xuất này hay không?

- Điều kiện tự nhiên (về luồng lạch, độ sâu…) có đáp ứng các yêu cầu để tàu cỡ lớn ra vào bình thường hay không?

Cần lưu ý rằng, nước Mỹ hôm nay đến với Việt Nam trong một tâm thế khác, với một nền dân chủ tôn trọng nhân quyền, vốn là sức mạnh mềm vượt trội của Mỹ, mà bất kỳ quốc gia nào cũng mơ ước, sẽ là tiêu chuẩn của nhân loại trong thế kỷ 21 và nhiều thế kỷ tiếp theo.

Hy vọng, sẽ có nhiều ý kiến tham gia, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, trước một Trung cộng đang rất hung hăng và có những bước tính nguy hiểm.

15.7.2012

N.H.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

------------------

Một số thông tin về đảo Trường Sa Lớn:

Trường Sa Lớn (Spatley Island), Toạ độ: 8°38'30"N   111°55'55"E: Việt Nam đóng quân

Trùng tên tiếng Anh dùng cho quần đảo Trường Sa, được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”.

Hòn đảo nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa, là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.

Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km², là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa. Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.

Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quý có sản lượng lớn và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.

Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim.

clip_image003

Nguồn: tranhung09.blogspot.com

clip_image004

Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa (ảnh Internet).

clip_image005

… và nay đã thuộc về Trung cộng

---------------------------------------------------------

tranhung09.blogspot.com

Trường Sa Lớn (Spatley Island), Toạ độ: 8°38'40"N   111°55'8"E: Việt Nam đóng quân

Trùng tên tiếng Anh dùng cho quần đảo Trướng Sa, được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”

Hòn đảo nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa, là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.

Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km², là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa.[1] Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.

Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quý có sản lượng lớn và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.

Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim

clip_image006

-------------------------------------------------

vnexpress.net

Thứ tư, 30/11/2011, 15:35 GMT+7

Dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa

clip_image007

Tưởng nên nhắc lại ở đây là hội nghị quốc tế ở San Francisco 1951, đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trương Sa do Liên Sô đưa ra. Trong phiên khoáng đại ngày 5-9-1951 Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô, đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng ký kết hòa ước với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Kết qủa, 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

Trong khi đó, phía Việt Nam đã tham dự Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên trong khối Liên hiệp Pháp. Đại biểu VN đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị, mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia. Nghĩa là hội nghị chấp nhận lời tuyên bố về chủ quyền này của phái đoàn Việt Nam một cách toàn diện.

Riêng phía Trung cộng, tuy bị bác bỏ lời yêu cầu trong hội nghị tháng 9-1951 ở San Francisco, nhưng nội dung công hàm đề ngày 4/9/1958 của Chu Ân Lai lại đặt để chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó được Quốc Hội Trung Quốc biểu quyết thuận theo nội dung công hàm này! Rõ ràng là một sai trái. Khốn thay, nhà nước VNDCCH đã xác minh thuận theo cái ý này của TC, ta lấy gì mà đòi? Chờ lập quy bằng một luật mới chăng?

----------------------------------------------------

vnexpress.net

Thứ bảy, 30/6/2012, 10:28 GMT+7

'Thành phố Tam Sa' được Trung Quốc chuẩn bị kỹ lưỡng

Một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa "Tam Sa", "trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân".

> Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm biển Đông

clip_image014

--------------------------------

reds.vn

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của VN giai đoạn 1954 -1975

Hoàng Sa - Trường Sa

Đăng ngày Thứ bảy, 07 Tháng 7 2012 08:51

Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn